Latest News

Đức Phật

Bồ Tát Hạnh

Đại Lễ Phật Đản

Kinh Tạng

Luận Tạng

Luật Tạng

Ánh Sáng Phật Pháp

Hoa Mặt Trời

Latest News

Sunday, May 12, 2024



Saturday, September 9, 2023



 "Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ tát và nghe Kinh nầy, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ, thì kẻ ấy được hai mươi tám điều lợi ích như sau đây:

1. Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.
2. Quả lành càng ngày càng thêm lớn.
3. Chứa nhóm nhơn vô thượng của bực Thánh.
4. Mãi không còn thối thất đạo Bồ đề.
5. Đồ mặc, món ăn dồi dào đầy đủ.
6. Những bịnh tật không đến nơi thân.
7. Khỏi những tai nạn về lửa và nước.
8. Không có bị hại vì trộm cướp.
9. Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.
10. Các hàng quỷ thần theo hộ trì.
11. Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.
12. Đời sau sẽ làm con gái các hàng vương giả, đại thần.
13. Thân tướng xinh đẹp.
14. Phần nhiều được sanh về cõi Trời.
15. Hoặc làm bậc vua chúa.
16. Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.
17. Có mong cầu chi cũng được toại ý.
18. Quyến thuộc an vui.
19. Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.
20. Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.
21. Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.
22. Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.
23. Những người thân tộc đã chết nếu có tội thì được khỏi khổ.
24. Nếu về đời trước có phước thì được thọ sanh về cõi vui sướng.
25. Các bực Thánh ngợi khen.
26. Căn tánh lanh lợi thông minh.
27. Giàu lòng từ mẫn.
28. Rốt ráo thành Phật.
BẢY ĐIỀU LỢI
Lại vầy nữa, nầy Hư Không Tạng Bồ tát! Như hàng Trời, Rồng, quỷ thần ở hiện tại và vị lai nghe danh hiệu của ngài Địa Tạng Bồ tát, đảnh lễ hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ tát, hoặc nghe các sự về bổn nguyện tu hành của ngài Địa Tạng Bồ tát mà ngợi khen chiêm lễ, thì sẽ đặng bảy điều lợi ích:
1. Mau chứng bực Thánh.
2. Nghiệp ác tiêu diệt.
3. Chư Phật đến ủng hộ.
4. Không thối thất Bồ đề.
5. Bổn lực được tăng trưởng.
6. Việc đời trước đều rõ biết.
7. Rốt ráo thành Phật.
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN
__________________
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 🙏🙇
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 🙏🙇
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 🙏🙇
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT 🙏🙇
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT 🙏🙇
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT 🙏🙇

Sunday, August 20, 2023







Sunday, June 4, 2023







Sunday, February 26, 2023








 



Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, ‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Ngày trăng tròn tháng Giêng là ngày đại hội thường lệ của chư Phật tổ được gọi là Caturangasannipàta. Tuy nhiên trong lịch sử những vị Phật tổ trong quá khứ thì số tăng hội, thời kỳ đại hội, địa điểm có phần khác với đức Phật Thích Ca. Còn những yếu tố căn bản cho kỳ đại hội thì hoàn toàn giống nhau. Dường như đây là truyền thống của Chư Phật tổ. Ðại hội thánh tăng thời kỳ Phật Thích Ca hội đủ bốn chi:

- Ðúng vào ngày trăng tròn tháng giêng,
- Ðại hội có 1250 vị tỷ kheo, tự động đến thăm Ngài mà không mời thỉnh,
- Số tăng hội 1250 vị đều xuất gia là Thiện Lai Tỷ kheo (Ehibhikhu), và
- Các Ngài đều là Thánh tăng.

Ðại hội thánh tăng này khai mạc đúng vào ngày trăng tròn tháng giêng âm lịch tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana). Trong đại hội, đức Phật thuyết cho 1250 vị tỷ kheo về Ba La Ðề Mộc Xoa (Patimokkha), được phân chia làm hai phần:

- Phần một: Giáo giới Ovadapatimokkha, nghĩa là Ngài tóm lược Giáo pháp của Ngài thành ba câu kệ ngôn:

Không làm điều ác (Sabbabàbassa akaranam),
Làm các hạnh lành (Kusalassu upasampadà),
Giữ tâm ý trong sạch (Sacittapariyotapanam).
Ðó là giáo giới của chư Phật trong quá khứ và của Như Lai vậy.

- Phần hai: Ngài giảng về Anàpatimokkha, có nghĩa là Ngài chuẩn y giới luật cho Chư tỷ kheo phải hành lễ Bố tát (Uposatha) mỗi tháng hai kỳ nhằm ngày 15 và 30 (hoặc 29). Lễ Bố tát là một hình thức giúp cho các vị xuất gia quán chiếu lại giới hạnh của mình cho được tinh nghiêm, nếu có sơ sót trong tiểu giới thì ngày hôm đó các vị sám hối với nhau.

Ngày nay chư Tăng Phật giáo Nam truyền vẫn còn gìn giữ truyền thống này vì Giới luật là nền tảng của Phật giáo, Giới luật còn thì Giáo pháp còn. Trong ba tạng kinh điển, đức Phật tuyên bố rằng theo thời gian, Luật tạng sẽ hoại diệt sau cùng. Khi nào Luật tạng hoại diệt thì lúc đó là thời mạt pháp, là khởi điểm hết nhiệm kỳ Giáo pháp của một vị Phật tổ.

Ðể kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại đó, giới Phật giáo Nam tông tổ chức lễ rằm tháng giêng bằng nhiều hình thức nghi lễ khác nhau: như lễ hội đặt bát đến chư Tăng, lễ thọ giới, lễ quy y, lễ thuyết pháp, lễ thọ đầu đà... nhằm giúp người Phật tử có cơ hội gieo duyên lành trong chánh pháp.

Ðặc biệt là lễ Ðầu đà (Dhutanga): thức một đêm không ngủ để tưởng nhớ đức Phật - một con người vĩ đại, với một lý tưởng phi thường, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh vì quyền lợi của tha nhân. Thông thường trong đêm đầu đà có nhiều tiết mục để người Phật tử tham gia học và thực hành thêm về giáo lý. Những tiết mục đó thường là Thuyết pháp, Chiêm bái Xá lợi, Hành thiền, Vấn đáp Phật pháp, Hái hoa chánh pháp, Luận đạo v.v. Người tham dự một đêm đầu đà, qua những mục đó, chắc chắn sẽ được hiểu biết giáo lý căn của đức Phật và sẽ có thêm niềm tin vững chắc ở Tam bảo.

Và ngày rằm tháng Giêng còn có một ý nghĩa nữa, chính là thời điểm: đức Phât tuyên hứa và khẳng định với Ma vương ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết-bàn (cho nên ngày này còn được gọi là ngày Phật di chúc).

Phật Pháp Nhiệm Mầu

Ads Place 970 X 90

Category 8

Category 9

Category 10